Thảm trải chánh điện, chính điện trong không gian nội thất nhà chùa là nơi tôn nghiêm thánh thiện:

Giới thiệu tới quý khách nhiều mẫu thảm có chung một Size 2m x 2.9m, đây là kích thước tấm thảm phù hợp để trải ở chính điện tam bảo ở không gian nhà chùa, không gian tôn kính Đức Phật và không gian đền đình làng.

---------------------------------------------------------

tham trai trang tri chanh dien chuyen nghiep sani 9

Thảm len hoa văn cao cấp trải trang trí chánh điện chùa Chánh Giác tại Tiền Giang. Sản phẩm thảm len hoa văn Sanihomes đang cung cấp.

tham trai trang tri chanh dien chuyen nghiep sani 997

 

Gieo phước cho mình bằng cách cho đi:

 

Tạo phước bằng cách cho đi là một trong những nguyên tắc quan trọng trong nhiều tín ngưỡng tôn giáo, bao gồm cả Phật giáo. Việc này được coi là một cách để giúp giảm bớt khổ đau và mang lại hạnh phúc cho bản thân và người khác.

 

Một số cách bạn có thể tạo phước bằng cách cho đi:

 

Tặng quà cho người đang cần thiết: Tặng quà và hỗ trợ cho những người nghèo đói là một cách đơn giản và hiệu quả để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

 

Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức từ thiện: Bạn có thể đóng góp tài chính cho các tổ chức từ thiện và các dự án xã hội nhằm hỗ trợ những người cần

giúp.

 

Dành thời gian và tình cảm cho người khác: Thỉnh thoảng, việc dành thời gian để chia sẻ, lắng nghe và hiểu biết về những khó khăn và nỗi lo của người khác cũng là một cách tạo phước.

 

Cung cấp kiến thức và kỹ năng: Chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn với những người cần sự hỗ trợ và hướng dẫn cũng là một cách tốt để tạo phước.

 

Làm việc thiện nguyện: Tham gia vào các hoạt động và dự án thiện nguyện như giúp đỡ các cộng đồng địa phương, dọn dẹp môi trường, chăm sóc động vật, và nhiều hoạt động khác.

 

Thực hiện các hành động nhân từ hàng ngày: Đối xử với mọi người với lòng từ bi, sẻ chia và thông cảm cũng là một cách để tạo phước trong cuộc sống hàng ngày.

 

Nhớ rằng, không cần phải là những hành động lớn lao, mà những điều nhỏ nhặt hàng ngày cũng có thể mang lại nhiều ý nghĩa và phước lành cho bản thân và xã hội.

 

Không gian chánh điện trải thảm len hoa văn tại Chánh Điện chùa Đồi Lá Giang tại TP BIÊN HÒA ĐỒNG NAI.

 

Trong không gian chính điện ở mỗi ngôi chùa hay trong những thiền viện là nơi tôn kính Đức Phật và là nơi được rất nhiều người đến đây để tôn kính Đức Phật. Có thể nói là nơi thanh tịnh thánh thiện.

 Thảm có rất nhiều chất liệu hoa văn trang trí ở trên tấm thảm, tùy vào không gian cần trang trí chúng ta chọn mẫu thảm phù hợp. Như không gian có nhiều người ra vào hay ít người ra vào chúng ta lựa chọn dòng thảm để thuận tiện trong việc vệ sinh. Cửa Chùa là không gian đại chúng có rất nhiều người lui tới ngày và có cách sống văn hóa khác nhau, nên chúng ta chọn dòng thảm dễ vệ sinh. Và để không gian chính điện tam bảo luôn có tấm thảm trải có phần khang trang, chúng ta nên có 2 tấm thảm cùng kích cỡ để thay ra vào trong quá trình sử dụng đem đi giặt giũ vệ sinh.

 

Không gian nội thất dành cho những người tu học và tu thiền

tham chanh dien chua tan hoa binh duong 92

 Tấm thảm trải trong một không gian chánh điện chùa

 

GIỚI THIỆU 10 MẪU THẢM PRIDE CÓ KÍCH THƯỚC 2M X 2.9M PHÙ HỢP TRẢI KHÔNG GIAN CHÁNH ĐIỆN NHÀ CHÙA.

 tham chanh dien chua tan hoa binh duong 3

Không gian nội thất trong chánh điện và không gian tam bảo nên trải những mẫu thảm có sắc hoa văn.

 

Tấm thảm có kích thước 2m x 2.9m giá 3.488.000 đồng.

Tấm thảm có kích thước 2m x 2.9m giá 3.488.000 đồng.

Tấm thảm có kích thước 2m x 2.9m giá 3.488.000 đồng.

Tấm thảm có kích thước 2m x 2.9m giá 3.488.000 đồng.

Tấm thảm có kích thước 2m x 2.9m giá 3.488.000 đồng.

Tấm thảm có kích thước 2m x 2.9m giá 3.488.000 đồng.

Tấm thảm có kích thước 2m x 2.9m giá 3.488.000 đồng.

Tấm thảm có kích thước 2m x 2.9m giá 3.488.000 đồng.

Tấm thảm có kích thước 2m x 2.9m giá 3.488.000 đồng.

Tấm thảm có kích thước 2m x 2.9m giá 3.488.000 đồng.

 

DƯỚI ĐÂY THAMTRAISAN.COM GIỚI THIỆU MẪU THẢM LEN CÔNG NGHIỆP PLEASURE CÓ KÍCH THƯỚC 2M X 2.9M PHÙ HỢP TRẢI CHÁNH ĐIỆN

 

 

Không gian tôn nghiêm ở nhà Chùa hoặc không gian kính thờ Đức Phật ở tư gia chúng ta nên có trang trí tấm thảm để khi chúng ta hành lễ được tốt, ngoài ra không gian đó cũng sang phú quý hơn.

 

Tấm thảm len công nghiệp Pleasure 2m x 2.9m giá 6.388.000 đồng.

Tấm thảm len công nghiệp Pleasure 2m x 2.9m giá 6.388.000 đồng.

Tấm thảm len công nghiệp Pleasure 2m x 2.9m giá 6.388.000 đồng.

Tấm thảm len công nghiệp Pleasure 2m x 2.9m giá 6.388.000 đồng.

Tấm thảm len công nghiệp Pleasure 2m x 2.9m giá 6.388.000 đồng.

Tấm thảm len công nghiệp Pleasure 2m x 2.9m giá 6.388.000 đồng.

Tấm thảm len công nghiệp Pleasure 2m x 2.9m giá 6.388.000 đồng.

Tấm thảm len công nghiệp Pleasure 2m x 2.9m giá 6.388.000 đồng.

Tấm thảm len công nghiệp Pleasure 2m x 2.9m giá 6.388.000 đồng.

Tấm thảm len công nghiệp Pleasure 2m x 2.9m giá 6.388.000 đồng.

 Giá thảm trang trí sàn ở không gian chánh điện tam bảo ở trên đây là giá sản phẩm trải sàn chưa boa gồm phí giao hàng và thuế VAT. 

 

 

 

Liên hệ thảm trang trí ở chánh điện ở nhà chùa và không gian phòng khách tiết.

SANIHOMES
Địa chỉ: 174/36 Đặng Văn Ngữ, Phường 14, Q. Phú Nhuận, TPHCM
Điện thoại: 028. 629 38 999 - 028. 629 32 999 - 0938 57 20 68 (Zalo, Viber)

 

Không gian chánh điện ở nhà chùa

====================================

 

"Lời khuyên cho Phật tử bắt đầu tu tập theo Đạo Phật nên bắt đầu từ đâu ?"

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu hỏi: Rốt cuộc một Phật tử nên bắt đầu từ đâu? Làm sao biết được mình đang thực hành đúng đắn, trong khi ở Việt Nam hiện nay có nhiều thầy tu chỉ cách này, nhiều thầy tu dạy cách khác: nhiều ý kiến và hướng dẫn khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau.

Trả lời:

Phật giáo là giáo lý của Đức Phật. Đạo Phật là con đường thực hành theo giáo lý đó. Xưa nay có kinh sách của nhiều nhánh phái bàn luận về hai đề tài giáo lý và thực hành. Phật tử thường thấy kinh sách quá mênh mông. Họ thấy khó mà nắm bắt hết được giáo pháp và thực hành trong một đời sống hữu hạn ngắn ngủi. Nhiều người cho rằng cần nhiều kiếp mới hiểu (ngộ) được hết Phật Pháp và thực hành hết được con đường đạo Phật?

 

Các truyền thống (nhánh phái) lại truyền dạy khác nhau ít nhiều, có khi khắc hẳn, trong khi mỗi chỗ đều cho mình là đạo Phật chính quy. Ở Việt Nam có ba nhóm (phái) đạo Phật chính là nhóm Tịnh Độ, nhóm Thiền Tông của Đại Thừa và nhóm Phật giáo Nguyên thủy.

 

Nhánh Tịnh Độ Tông chủ trương việc tôn kính Đức Phật A-di-đà, thực hành việc tụng kinh, niệm Phật với tâm nguyện được Phật A-di-đà dẫn độ về cõi Tịnh Độ sau khi chết. Thường được gọi là pháp môn tụng kinh niệm Phật.

 

Nhánh Thiền Tông chủ trương về thiền tập theo Thiền Tông Trung Hoa do ngài Bồ-đề Đạt-ma lập ra. Tiền Tông Việt Nam hiện nay là sự kết hợp giữa truyền thống này và dòng thiền Việt Nam (Trúc Lâm) do vua Trần Nhân Tông sáng lập, và đã được khôi phục trong mấy chục năm nay bởi hòa thượng Thích Thanh Từ.

 

Nhánh Phật giáo Nguyên thủy (Nam Tông) cũng chủ trương tu thiền. Họ thực hành theo truyền thống nguyên thủy có từ thời Đức Phật và dựa vào kinh điển của Trưởng Lão Bộ (Theravada), giống như ở các nước Nam Á (như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia).

 

Các Phật tử có thể chọn một cách thực hành để theo, tùy theo hoàn cảnh và cơ duyên của mình.

 

Nhưng có một số vấn đề mà mọi Phật tử cần suy nghĩ một cách thực tế để thực hành co có hiệu quả. Nhưng thường thì có hai cách nói chung chung làm cho những Phật tử mới bắt đầu cảm thấy bối rối, đó là:

Có người nói giáo lý là quan trọng, nếu không có nó thì lấy đâu ra để hiểu biết và thực hành con đường đạo Phật. Họ chủ trương học hỏi giáo lý, kinh sách thường xuyên, thuộc nhớ, không rời xa, thậm chí tụng đọc thường xuyên. Ví dụ như có người ngày đêm dùi mài kinh điển, tụng đọc những bài kinh lầu lầu suốt ngày đêm.

 

Có người lại nói rằng cứ tu đi, hãy thực hành, chứ đừng nói đến giáo lý, đừng bám vào lý thuyết nữa. Lý thuyết chẳng là gì, chỉ là “vọng ngôn”, không cần nó, không cần thuộc biết giáo lý kinh kệ, chỉ cần ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật’.

 

Người chủ trương ‘chỉ thực hành’ làm cho người khác không còn hứng thú học hỏi giáo lý đến nơi đến chốn. Nhiều người hiểu nông cạn và đã kết luận Thiền Tông chỉ là vậy. Họ dựa vào một giai thoại kể rằng đức Bồ-Đề Đạt-Ma (Bodhi Dharma) đã tuyên dạy như vậy, nhưng có lẽ ý Ngài không phải là hoàn toàn như vậy. Có lẽ là ý Ngài muốn khích lệ phương cách tu thiền vốn phù hợp hơn, trực diện hơn cho những người Trung Nguyên thời xưa vốn có ít chữ nghĩa học hành, cho nên khó mà truyền dạy bằng ngôn từ, chữ nghĩa; hiểu theo chữ nghĩa có thể không hiểu được đạo. Hơn nữa, Ngài cũng đã muốn truyền bá việc tu thiền của Phật giáo nguyên thủy ở Ấn Độ sang Trung Hoa. Tu thiền là phương pháp thực hành do chính Đức Phật chỉ dạy, là con đường trực chỉ để đi đến giác ngộ và chấm dứt khổ đau.

 

Có người lại cứ sao y và bám chặt vào lời Phật dạy: “Giáo lý của Phật không phải là chân tuyệt đối, chỉ là “cái bè sông”. Không cần nắm giữ cái bè làm gì”. Điều này có lẽ ý Phật muốn khuyên dạy những người hay bám vào ngôn từ, lý thuyết và suy diễn nên dễ sinh hiểu lầm và lạc đường. Chứ trong đời thật có mấy ai “qua được sông” đâu mà vội bỏ bè. Người thành thật thì đáp thêm rằng: “Anh còn có bè để vứt chứ tôi là có được chiếc bè nào đâu mà vứt”!.

 

Người khác lại bám vào lời Phật rằng: “Giáo lý hay những lời dạy của Phật như là ngón tay chỉ mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng”. Điều này có lẽ ý Phật muốn dạy rằng: Giáo lý là phương tiện để nhắm đến chân lý tột cùng (giác ngộ), chứ bản thân nó (giáo lý) không phải là chân lý. Phật đưa tay chỉ mặt trăng cho chúng ta, nhưng chẳng mấy ai nhìn về hướng đó và chẳng mấy ai suốt 26 thế kỷ đã nhìn thấy "vầng trăng" đó.

 

Người thành thật cũng đáp rằng: “Tôi thà có được ngón tay đó để chỉ về phía mặt trăng”. Người thành thật khác thì đáp thêm rằng: “Đâu mấy ai nhìn thấy trăng đâu mà đưa tay chỉ”.

 

Bạn hãy suy niệm về những câu chuyện xung quanh hai câu nói trên!.

 

Thật ra cái nào cũng cần thiết đối với người Phật tử mới tu học. Học hiểu và tìm ra những lẽ thật và hướng dẫn thực dụng mà Đức Phật đã dạy. Học để có sự hiểu biết. Nhưng cái hiểu biết (tri kiến) thông thường chỉ dừng lại ở đó. Cần phải có thực hành để thực sự hiểu biết những lẽ thật đó bằng sự trải nghiệm trực tiếp. Đó là tự mình “thấy biết” những bản chất của sự sống “đúng như chúng là”.

 

Ví dụ khi trải nghiệm cảm nhận vui sướng, bạn sẽ “nhìn thấy” sự vui sướng đó sẽ phai phôi, phai biến, hoặc thậm chí nó sẽ biến đổi thành sự bất mãn và đau khổ. Lẽ thật là mọi niềm vui sướng đều chóng tàn. Những ngày vui cũng vậy...

 

Ví dụ như một người đọc quảng cáo nói về tiện nghi một chiếc xe hơi. Người đó tin và hiểu biết (tưởng tượng) cảm giác vui thích nếu ngồi lái trên chiếc xe đó (giáo lý). Điều cần làm nữa là phải tự lái chiếc xe (thực hành) để tự trải nghiệm cảm giác vui thích đó như-nó-là. Lái thêm nhiều (thực hành nhiều lần), người đó bắt đầu “nhìn thấy” được cảm giác nhàm chán với chiếc xe, “thấy biết” cảm giác vui sướng giảm dần. “Thấy biết” rằng bản chất thực sự của cảm giác khoái lạc đó (và mọi sự trên đời) là luôn thay đổi, vô thường, bất toại nguyện, và vẫn quay lại là khổ. Cảm giác vui thích (lạc thọ) nhanh chóng biến thành sự nhàm chán, bất toại nguyện (khổ thọ).

 

- Trở lại vấn đề câu hỏi, rốt cuộc người mới tu học phải làm thế nào?. Chúng ta thấy đường đi trung-đạo mà Phật đã nói từ ngày đầu. Không thiên về một cực đoan nào vì mỗi cực đoan sẽ không mang lại sự hài hòa và hiệu quả. Tương tự, không nên chủ trương ôn luyện ‘giáo lý thâm sâu’ trước, cũng không nên chủ trương ‘chỉ thực hành’. Phật tử mới tu học nên học hiểu giáo lý một cách căn bản và cùng lúc thực hành giáo lý đó.

 

- Không phải cứ ôn luyện, thuộc lòng và tụng đọc tất cả kinh kệ Phật giáo là một người nắm vững (giác ngộ) đạo Phật. Phật giáo chỉ là vô dụng nếu Phật cố thuyết giảng những gì chỉ để người đời sau ngồi ê a đọc tụng lại (như thể cho Đức Phật nghe lại) mà chẳng ứng dụng được gì!. Rồi cứ bám vào kinh kệ như con mọt sách, rồi thất vọng rồi tự phán thán rằng ‘Phật Pháp thì vô biên’ hay ‘vô cùng’ gì đó.

 

Thực ra Phật Pháp không phải là vô biên. Phật Pháp là những lẽ thật, là cái có thể thấy được ngay trong từng hành vi nhỏ nhặt của con người. Ví dụ ai cũng thấy rằng mình chửi người ta thì thường bị người ta chửi lại. Đó là quy luật nhân-quả. Mình chửi là nguyên nhân, và kết quả là bị người ta chửi lại. Câu nói ‘Phật Pháp vô biên’ chắc có nghĩa là những lẽ thật trong giáo lý Đức Phật (cũng giống như khoa học) là bao trùm khắp nơi, mọi sự, vạn vật, ngay cả trong từng hành động, suy nghĩ của mỗi người.

 

Tuy nhiên, cũng không phải cứ đến chùa quy y rồi về tu hành gì gì đó tại gia, ngồi tu hoài, làm đủ thứ Phật sự, thực hành đủ thứ cách liên tục...là thực hành đúng đạo Phật.

 

Hoặc cũng không phải cứ cạo đầu đi tu rồi cứ ngồi nhắm mắt như tượng hay úp mặt vô vách năm mười năm nhịn đói là đắc đạo, là ‘kiến tánh thành Phật’. Không phải bỏ qua giáo lý (ngược với người chủ trương giáo lý thâm sâu) là tu hành ‘đích thực’.

 

+ Người muốn tu theo Phật thì phải có bước đầu học Phật giáo, tự học, hay được các sư thầy giảng dạy. Học một cách nghiêm túc, suy nghiệm, tìm hiểu, đối chứng thực tế, so sánh với khoa học, so sánh với lẽ thật thế gian (trạch pháp). Kinh điển thì rất đồ sộ, người ta tính sao đó nên nói là Phật nói đến 84 ngàn phương cách (pháp môn) để “đối trị 84 ngàn loại bệnh khổ và phiền não của chúng sinh”...Có thể là như vậy, nếu bỏ công thống kê.

 

Tuy nhiên, những điều Phật muốn dạy chỉ gói gọn trong một số quy luật, triết lý... nhằm giúp cho con người học và có được phương tiện để hiểu biết, và từ đó chọn cho mình cách thực hành. Mục tiêu là là ngăn-phòng, loại-bỏ, và dẫn đến chấm dứt mọi sự khổ (dukkha).

 

Vì vậy, những điều “cốt lõi” Đức Phật đã dạy thì nên học, học tường tận để có tầm nhìn và quan điểm đúng đắn (chánh kiến). Không có chánh kiến coi như chẳng có gì, mọi sự tu hành chỉ là sai lầm, chỉ là mày mò, chỉ là tà đạo, chỉ là dựa vào cái si mê sai lầm về một cái ‘tôi’ hay ‘cách tu của tôi’ gì gì đó, vốn không có thực.

 

Vì vậy, lời khuyên của bậc chân tu là các bạn nên bắt đầu học hỏi giáo lý Phật giáo trước:

 

Bắt đầu từ lý do tại sao có Phật giáo, nguyên nhân của Phật giáo là lẽ thật về bản chất “khổ” của mọi sự sống, lẽ tạm bợ của kiếp người không ai tránh được; rồi tìm xem nguồn gốc của nó và loại bỏ nó (Tứ Diệu Đế); Cách nào để loại bỏ nó (con đường Bát Chánh Đạo); Rồi cách nào thực hành con đường Bát Chánh Đạo đó để dẫn đến giải thoát khổ? Con đường đó chỉ rõ rằng phải bắt đầu sống theo giới đạo đức (Giới Hạnh), phải là biết tôn trọng đạo đức, luân thường đạo lý căn bản rồi mới nói chuyện tu hành trí tuệ. Sau đó phải thực hành việc buông bỏ, cho đi, giúp đỡ, tốt bụng, lòng rộng lượng (Bố Thí), thực hành việc tu dưỡng tâm (Thiền). Ba mảng này đều là nền tảng cho việc tu dưỡng tâm. Chính tâm (thức) mang nghiệp tốt hay xấu sẽ dẫn đến tái sinh tốt hay xấu.

 

Rồi đến khi tâm của một người đã được trong sạch, người ấy có thể bước vào dòng thánh đạo bất thối chuyển (nhập lưu, đắc đạo). Và cho đến khi tâm của một người hoàn toàn được trong sạch, thì người ấy đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, không còn tái sinh, giải thoát hoàn toàn, trở thành bậc giải thoát A-la-hán, thành Phật... Đó "phần thưởng" cao nhất của con đường tu hành.

 

Nguyên lý là vậy, nhưng để có được sự hiểu biết đúng đắn để thực hành Bát Chánh Đạo, thì Phật tử cũng học hiểu những triết lý rất hay của Phật về nguyên lý vận hành sự sống: triết lý Duyên Khởi, quy luật Nghiệp, Chết và Tái Sinh, Vô Ngã...Đó là những điều Phật đã dạy. Và chúng ta học lời Phật dạy chính là học về chính cuộc đời mình, về chính sự sống của mình!. Giáo lý Phật giáo là để giúp cho con người hiểu và để thực hành.

 

Khi có sự hiểu biết căn bản, Phật tử dễ dàng thực hành, tu sửa tâm tính, tu chỉnh ba nghiệp (ý nghĩ, lời nói, hành động) để tạo nghiệp thiện; nghiệp thiện tích lũy giúp cho việc tu dưỡng tâm (thiền tập) để giúp tạo tâm thiện. Tâm thiện tạo thức thiện. Thức thiện đi tái sinh ở những cõi lành. Thức toàn-thiện thì không còn dính dục vọng ô nhiễm nên không còn tái sinh, được giải thoát hoàn toàn. Bởi vì, cái để “gây ra” tái sinh chính là những thức bất thiện chứa ô nhiễm vì dục vọng về khoái lạc giác quan, dục vọng vì muốn được sống tiếp...

 

Nghe vẫn còn thấy ‘mênh mông’ quá phải không?

 

Thực hành đạo Phật là sống theo Bát Chánh Đạo. Tuy nhiên, bạn đừng quá cố học thuộc lòng lý thuyết Bát Chánh Đạo một cách máy móc. Đừng quá bám chặt vào nó, vì không có giáo trình hay bài bản nào có thể áp dụng hết được cho hàng tỷ người khác nhau. Bạn cứ sống tự nhiên, sống bình thường là theo đúng đạo rồi. Cũng không phải làm theo thứ tự các bước của Bát Chánh Đạo mới là đúng đạo đâu. Nó là con đường tám-phần chứ không phải con đường gồm tám-bước. Cũng không phải làm cùng lúc hết tám phần đó. Chỉ cần làm đúng những phần này thì tự nhiên các phần kia sẽ đúng đắn theo. Tất cả các phần đều liên quan và hữu cơ lẫn nhau.

 

Ví dụ, bạn đã hứa sống không ăn cắp, không ngoại tình, không nhậu nhẹt, không nói láo lừa bịp (Chánh nghiệp), thì bạn sẽ có xu hướng chọn những nghề nghiệp lương thiện để làm để sống (Chánh mạng). Khi bạn làm như vậy, thì bạn đã củng cố thêm sự hiểu biết về lý nhân quả, làm thiện tránh ác, tránh nghiệp quả xấu. Như vậy bạn cũng củng cố được cách nhìn đúng đắn (Chánh kiến), và biết suy nghĩ đúng đắn (Chánh tư duy). Những hành động và quan điểm đúng đắn này sẽ giúp phát huy tâm thiện lành, làm trong sạch tâm và giúp cho việc tu tập tâm (thiền tập) được dễ dàng vững chãi hơn (Chánh định, Chánh niệm).

 

Nghe thấy có lý, nhưng thực hành làm sao mới có hiệu quả vì mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi cuộc đời, mỗi hoàn cảnh...có hàng trăm thứ phải lo để liên tục sự sống, còn đâu mà nghĩ đến những phần thực hành đó. Thực ra, đạo Phật là đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, có kết quả liền, tạo tâm hướng thiện, hướng thượng. Vấn đề là bạn ‘bám’ vào đâu, bạn nắm bắt được cái gì sau khi đọc nhiều kinh sách, nghe nhiều giảng dạy?. Thực ra, bạn chỉ cần nhớ đến "Tâm" mình là được. Mọi chuyện là tâm, là do tâm, mọi sự đều do “tâm dẫn dắt, do tâm điều khiển, do tâm tạo tác”.

 

Trong nhiều kinh, Phật thường chỉ dạy cách “đóng cửa” (ngăn phòng) các giác quan (căn) của con người. Thường thì trong một bài kinh, Phật không nói về những gì quá cao siêu, khó tưởng hay không tưởng, mà chỉ là những hướng dẫn rõ ràng...để cuối cùng tuyên thuyết một cách thực hành mà Phật cam đoan mang lại ích lợi cho người làm theo.

 

Thực vậy, dù bạn có nghiên cứu Phật giáo thâm sâu đến đâu, hay dù cho bạn cố gắng thực hành đạo Phật đến đâu mà tâm không được phòng hộ, tâm không được “chú ý” từng giây phút thì cũng không được gì. Cốt lõi vấn đề đạo Phật là nằm chỗ đó!. Chỗ này là chỗ trực chỉ dễ áp dụng, nhưng cũng là chỗ khó nhất, vì nếu bạn cố áp dụng thì thường bị “dính danh (dính ý đồ tâm) thì có thể trở thành một cách làm cho tâm bị ô nhiễm và bất thiện ngay lúc đang làm thiện, ngay lúc đang thực hành việc phòng hộ và tu dưỡng tâm.

 

Ví dụ: khi bạn thực hành hạnh bố thí, đó là một phẩm chất mà Đức Phật khuyên mọi người nên làm từ bắt đầu. Bạn bố thí với suy nghĩ mình bố thí để có công đức, bố thí để ‘làm đúng’ theo đường đạo Phật, bố thí càng lớn thì sẽ được ‘gia hộ’ lớn để mình tiến bộ nhanh hơn. Nếu tâm bạn khởi lên như vậy thì tâm không được trong sạch, ngược lại với mục đích ban đầu là làm bố thí để giúp tâm trong sạch (bớt tham lam, bớt ích kỷ).

 

Vậy hãy để tâm tự nhiên, mọi sự bạn cần làm chỉ là phòng hộ cho nó. Phòng chặn những tâm xấu chưa khởi lên, loại trừ những tâm xấu đã có mặt trong tâm, và tu dưỡng những tâm tố đã có mặt. Đó là phương pháp của Đức Phật!. Đó là tu hành. Bạn cứ tu tập như vậy, không cần nghĩ đến việc to tát như kiểu ‘triển khai’ đường lối, pháp môn, bí quyết, kỹ thuật, bài bản...tu tập nào cả. Vì cho dù bạn có thực hành cao siêu đến đâu đi nữa, tâm vẫn hiển hiện từng giây, luôn luôn hiển hiện, và chỉ có bạn biết được là tâm mình sạch hay không sạch, thiện hay bất thiện, trong từng giây phút.

 

Không phải bạn thấy một sư thầy đang ngồi tụng niệm, thiền định, lễ lạy là bạn cho rằng tâm người đó (đang) là thiện, là trong sạch. Ai biết vị đó đang nghĩ thiện ác gì gì. Đâu phải những doanh nhân đang đi phát chẩn đồ từ thiện là tâm họ đang tốt đâu, vì có thể họ làm vậy chỉ để đăng lên TV, báo chí vì mục đích quảng cáo cho công ty của họ mà thôi.

 

Ngài Xá-lợi-phất đã từng nói ý: "Nếu một tu sĩ ẩn dật tu hành trong rừng núi yên tĩnh nhưng tâm người đó không trong sạch, thì cũng chẳng có gì là hay ho hơn một người bình thường đang sống ở phố chợ náo nhiệt nhưng có tâm trong sạch hơn." Áo cà sa không làm nên thầy tu. Pháp môn, bài bản hay bí quyết giáo phái hay sự nổi tiếng của một sư phụ hay của một ngôi chùa... không phải luôn tạo nên những bậc chân tu. Chỉ có tâm trong sạch biến một kẻ phàm phu thành một vị Phật!.

 

Như Phật cũng đã dạy đơn giản: Hãy để ý đến tâm mình, và “Giữ cho tâm trong sạch”, bằng cách “Làm những việc thiện tốt” và “Tránh làm việc xấu ác”. “Làm” ở đây bao gồm cả ba nghiệp (hành động, lời nói, và cả ý nghĩ). Chính ý nghĩ (ý hành) mới là tạo tác, tạo nghiệp.

 

Những phần thánh quả siêu xuất của con đường thánh Đạo có được cũng chỉ là kết quả của việc tu tập tâm như vậy. Lý của Phật là khi tâm được tu tập trong sạch, thì tâm sẽ trở nên sáng tỏ (trí tuệ). Và loại trí tuệ có được tâm được tu dưỡng là trí tuệ để giải-thoát. Đây là ánh sáng ở cuối con đường hầm, là lối ra nếu chúng ta đi theo con đường đạo Phật.

 

Đạo Phật là một con đường, không phải là giáo điều hay kế hoạch cứng nhắc mà bạn phải o ép làm theo. Hãy bắt đầu với cách nhìn mới về cách thực hành đạo Phật.

 

Người Phật tử bắt đầu một ngày mới một các bình thường. Bạn bước ra phố chợ, hàng quán với tâm bình thường, với mọi sự bình thường. Bạn cũng đi lại, cũng ăn uống, cũng làm việc. Ví dụ hôm nay ngồi chờ thức ăn sáng sao thấy lâu quá, tâm mình không khởi tâm khó chịu hay bực tức: thức ăn trễ là chuyện bình thường, vì lý do nào đó. Vì bực tức thì mình khổ, và ăn cũng chẳng ngon. Sáng sớm mà bực tức thì cả ngày dễ bực tức. Tránh được điều này, tâm Sân giận không khởi sinh. Tâm sạch và thiện.

 

Ví dụ: bạn là một Phật tử muốn tu tập phòng ngừa các tâm xấu khởi sinh khi các giác quan tiếp xúc với bên ngoài. Bạn gặp người khác phái, bạn vẫn giao tiếp thân thiện bình thường. Nhưng tập không nhìn quá lâu, không cố để ý đến từng mắt, mũi miệng, thân... để tránh khởi tâm tham dục. Tâm của một người bị nhiễm về sắc dục là do nhiều gặp gỡ và tiếp xúc với phụ nữ trong một đời. Những thói tâm (tập khí) này tạo nghiệp và theo thức đi tái sinh, mang mầm mống (chủng tử) Tham dục. Nay đang làm người, những mầm mống đó rất dễ nảy mầm, dễ bộc lộ ra khi gặp đối tượng của nó. Vì vậy, Phật dạy phải kiểm soát mắt, kiểm soát mũi và các giác quan...phòng ngừa những tâm tham dục khởi sinh lên trong tâm. Tâm bị làm ‘giàu’ với hàng trăm hàng ngàn tâm niệm về nhục dục như vậy thì thường dẫn đến những nghiệp xấu, lâu ngày trở thành "nguồn lực lớn" thúc đẩy tái sinh vào nhiều cõi dục giới đầy khổ đau.

 

Phật tìm ra một phương cách áp dụng đồng thời khác là suy xét (quán niệm, chánh niệm) về tâm, về đối tượng của tâm (pháp) để trừ bỏ tâm xấu. Sân hận và Tham dục chỉ là do sự Si mê, ngu dốt, mê lầm. Si là do cái ý niệm mơ hồ về một cái ‘Ta’, ‘Của Ta’ mà ra. (Ai cũng mang ý niệm về cái ‘linh hồn’ của mình cả). Lúc nào cũng có phản xạ bảo vệ và săn tìm cái sung sướng khoái lạc cho cái ‘Ta’ đó, lúc nào cũng sợ mất thứ gì ‘Của Ta’. Ai đụng đến cái ‘Ta’, hoặc thứ gì, hay tư tưởng, quan điểm nào đó ‘Của Ta’ thì lập tức bảo vệ, phản ứng bằng sân hận, ác cảm. Thấy những thứ như thức ăn ngon, người đẹp gợi tâm sinh dục, xe đẹp, nhà đẹp... (sắc đẹp, tiền tài, danh vọng) mang lại khoái lạc cho thân-tâm, thì lập tức khởi tâm tham dục, muốn chiếm lấy, muốn có được, thậm chí nhiều lúc chỉ là trong mơ...Vậy là tâm nhiễm toàn Tham và Sân— hai tâm bất thiện và chướng ngại lớn nhất nhì đối với việc tu hành.

 

Cứ bắt đầu lại bằng một ngày bình thường, sống bình thường, hãy để mọi sự xảy ra bình thường, không nhất thiết phải vào chùa hay vô rừng, không nhất thiết phải đến các chùa chiền ‘nổi tiếng’ để lạy lục, lễ nghi, cúng bái sư thầy, mà hãy nên bắt đầu việc phòng-hộ tâm, kiểm-soát và kiềm-chế sáu giác quan. Chính sáu giác quan kích thích khởi lên những tâm bất thiện thuộc nhóm tam độc Tham, Sân, Si.

 

Chỉ có chính mình hiểu rõ tâm mình đang thiện hay đang bất thiện mà thôi!. Có hàng tỷ tâm thiện và bất thiện khởi sinh hàng ngày!.Chính mình kiểm soát giác quan, tạo thói quen (tập khí tốt) và điều kiện (duyên) giúp khởi sinh tâm tốt thiện, giúp phòng trừ không cho tâm bất thiện khởi sinh.

 

Làm nhiều việc thiện tạo nhiều thời gian và cơ hội cho tâm hướng thiện, thì sẽ giảm thiểu thời gian và cơ hội để tâm xấu ác khởi sinh. Khi tâm tốt thiện có mặt, thì ba nghiệp (ý nghĩ, hành động và lời nói) theo đó cũng trở nên thiện lành: không còn ăn cắp, không ngoại tình, không nói láo, không nhậu nhẹt, không lừa thầy, phản bạn, bất hiếu, sa đọa, mê mụi... Ngược lại, khi những nghiệp bất thiện này không xảy ra, tâm càng được tu dưỡng trong sạch hơn, mạnh mẽ hơn và sáng tỏ hơn. Lý ở đây cũng dễ hiểu.

 

Làm cho tâm trong sạch là bước căn bản mà cũng là mục tiêu rốt ráo của đạo Phật. Hãy ghi nhớ điều này mà bắt đầu con đường đạo một cách đơn giản. Bạn không cần phải thuộc bài về Bát Chánh Đạo, hoặc phải thuộc lòng nhiều kinh kệ, hoặc phải đi chùa cúng kính, vái lạy liên tục, hoặc phải lập tức xuất gia lên núi, vô rừng thì mới có cơ hội chứng thành một Phật tử chân chính.

 

Rốt cuộc, đạo Phật là làm cho tâm trong sạch (bằng việc học đạo và tu thiền, học giáo lý và thực hành Giáo Pháp). Mục tiêu của Phật giáo là vậy.

 

Cầu chúc cho các bạn bước vào con đường của Đức Phật gặp nhiều duyên lành để tu tập tâm hạnh phúc và bình an.

 

Nguồn: Vấn Đáp Phật Giáo - Lê Kim Kha (biên soạn)

 

 

Liên hệ thảm trải sàn TP.HCM

Máy bàn 028 62 93 89 99
Máy bàn 028 62 93 29 99
Di động 0938 57 20 68
   0902 60 86 89

Thảm tấm cao cấp

Mẫu thảm hoa văn cổ điển ...

tam tham hoa van trai trang tri truoc ban tho su to 997

Mẫu thảm hoa văn cổ điển trang trí trước bàn thờ Lễ Lạy Đức ...

Thảm len hoa văn Thổ Nhĩ Kỳ

khong gian tham tam trang tri rb7578 1

Nói đến đất nước Thổ Nhĩ Kỳ người hiểu ngay đến một nền ...

Trang trí thảm hình tròn, ...

tham tron chat lieu len nhap khau i ran 998

Thảm tròn, thảm bầu dục, thảm tròn hoa văn, thảm sản xuất kích ...

Thảm chống cháy trang trí ...

tham trang tri chong chay

Mẫu thảm chống cháy cao cấp, là mẫu thảm trang trí phòng ...

Thảm tơ tằm dệt tay

totam

Thảm tơ tằm là loại thảm được làm từ sợi tơ tằm, một loại ...

Thảm len hoa văn truyền ...

tham hoa van gia re 14012 chili red 4

Mẫu thảm hoa văn cổ điển mẫu thảm phù hợp trải trang trí không ...

Thảm len mịn hoa văn cao ...

Thảm len mịn là dòng thảm chất liệu len công nghiệp dệt phong cách ...

Tấm thảm len tự nhiên ...

longcuu10

Thảm len dệt tay là một dạng sản phẩm thủ công mà người làm ...

Thảm trải sàn giới thiệu

LIÊN HỆ NHANH

 

SANiHOMES

lien he zalo sanihomes

Online thamtraisan.com

Đang có 68 khách và không thành viên đang online